Trung tâm Thương mại Thế giới là tên gọi ban đầu cho cả tổ hợp bảy tòa nhà trước đây nằm gần cực nam Hạ Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ. Đặt ngay Trung tâm quận Manhattan nổi bật với hai tòa tháp đôi 110 tầng, được kiến trúc sư người Mỹ gốc Nhật Minoru Yamasaki thiết kế và sau đó được ký kết cho thuê 99 năm với công ty Silverstein. Khởi công từ 1966 và khánh thành vào 4 tháng 4 năm 1973, nó vượt qua chiều cao của tòa Empire State lịch sử, trở thành tòa nhà cao nhất thế giới trong khoảng thời gian ngắn, trước khi tòa tháp Sears ở Chicago, Illinois hoàn tất.

Wtc1973

Ý tưởng việc thành lập Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York lần đầu được đề xuất năm 1943. Cơ quan lập pháp bang New York đã thông qua dự luật ủy quyền cho Thống đốc New York bấy giờ là Thomas E. Dewey để bắt đầu phát triển kế hoạch dự án, nhưng kế hoạch đã bị hoãn lại năm 1949. Mãi cho đến những năm 1960, thỏa thuận xây dựng khu phức hợp mới, trong đó Tháp Đôi sẽ là trung tâm, cũng bao gồm việc thành lập Cơ quan Điều hành Vận tải Xuyên Hudson (Port Authority Trans-Hudson Corporation – PATH), nhằm vận hành các đoàn tàu đi từ New Jersey đến Manhattan qua khu vực sau này sẽ trở thành khu đất của riêng WTC.

Bản thiết kế Trung tâm Thương mại Thế giới của Yamasaki được công bố vào ngày 18 tháng 1 năm 1964, cho thấy đây là 2 tòa nhà có đáy hình vuông khuyết 4 góc, cạnh 208 feet (63 m), tòa nhà được thiết kế với những cửa sổ hẹp rộng 18 inch (46 cm) cách đều nhau. Ông cũng được truyền nguồn cảm hứng từ kiến trúc Ả Rập, một số yếu tố trong nền kiến trúc ấy được ông kết hợp, lồng ghép vào trong các bản thiết kế công trình của mình.

Yamasaki và các kỹ sư đã sử dụng giải pháp chia hệ thống vận chuyển của thang máy thành nhiều phần để giải quyết vấn đề thang máy của những nhà cao tầng. Cụ thể họ chia mỗi tòa nhà thành 3 phần, giữa mỗi phần sẽ có một sảnh chờ gọi là “sky lobby” (tạm dịch: thiên sảnh), hành khách muốn lên những tầng thuộc phần giữa hay trên của tòa nhà thì sẽ sử dụng thang máy siêu tốc (hay thang máy chính, loại thang máy chỉ lên duy nhất 1 tầng cố định và không dừng lại giữa các tầng như thang máy thường­­­­­) để lên đến thiên sảnh, sau đó từ thiên sảnh dùng thang máy nội bộ (hay thang máy phụ) để lên tầng cao hơn. Hệ thống này được lấy cảm hứng từ hệ thống tàu điện ngầm của thành phố New York cũng với phương thức hoạt động tương tự. Với cách làm này, diện tích không gian sử dụng tại mỗi tầng được tăng lên từ 62% lên 75% nhờ giảm bớt lượng thang máy. Tổng cộng, mỗi tháp có 99 thang máy các loại.

Việc Tháp Đôi được hoàn thành cũng chấm dứt địa vị tòa nhà cao nhất thế giới kéo dài 41 năm của Empire State. Nhưng chỉ một năm sau, Tháp Sears ở Chicago đã tiếp nhận danh hiệu này, một dấu hiệu cho thấy xu hướng xây dựng các tòa nhà chọc trời đang gia tăng. Trong khoảng thời gian gần 30 năm tồn tại, Trung tâm Thương mại Thế giới đã thay đổi đáng kể cảnh quan tại New York cũng như Hạ Manhattan và đã trở thành một trong những biểu tượng chính của thành phố New York cũng như của nước Mỹ. Sau sự kiện ngày 11 tháng 9, những bộ phim có bối cảnh tháp đôi đều đã bị thay đổi thành hình ảnh khác, hoặc thậm chí là bị xóa, khép lại chương cuối cùng đầy tăm tối này đã làm lu mờ phần còn lại trong câu chuyện về Trung tâm Thương mại Thế giới.

World Trade Center Design Concept
Nguồn: Wikipedia
Z3878386324244 D3Cc52Fbc1710F0Dc741E4070097C5D7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay
Developed by Tiepthitute