MẠ DACROMET

Lớp phủ đáng tin cậy đã được kiểm chứng qua thời gian để bảo vệ chống ăn mòn

Giới thiệu

Mạ Dacromet là gì?

Mạ Dacromet là lớp phủ màng mỏng, gốc nước, không điện phân. Bao gồm kẽm, nhôm và được kết dính bởi Crom. Thường có màu xám bạc. Được sáng chế bởi Metal Coating internaltional.

Cấu tạo

Như đã nói, Dacromet là lớp phủ được cấu tạo bởi Nhôm, Kẽm và chất kết dính gốc Crom. Có độ dày rất mỏng từ 4µm -> 8µm, giúp không làm thay đổi kích thước sản phẩm. Dacromet phủ kín và bám chắc vào các chi tiết nhỏ như ren, ống, lò xò… rất phù hợp với ngành vật tư liên kết.

Cấu Trúc Lớp Mạ Dacromet
Cấu Trúc Lớp Mạ Dacromet

Quy cách

Hệ số ma sát (ISO 16047):

  • DACROMET ® 320 + PLUS ® hoặc DACROLUB ® lớp phủ trên cùng → µ từ 0,06 đến 0,19
  • DACROMET ® 500 → µ = 0,15 ± 0,03 không có lớp sơn phủ

Thông số kĩ thuật

Tính chất Dữ liệu
Màu Sắc Trắng bạc (xám bạc)
Phương Pháp Sơn Phun hoặc nhúng quay
pH 3,8 – 5,2
Cr6+ ≥25g / L
Khối Lượng Riêng 1,33 ± 0,05 (phun) 1,33 ± 0,05 (phủ nhúng quay)
Độ Nhớt Theo nhu cầu hoạt động
Nhiệt Độ Hoạt Động 20 ± 2 ℃

Trọng lượng – Test phun muối

Lớp phủ Trọng lượng lớp phủ Thử nghiệm phun muối (ISO 9227)
Dacromet Loại A > 24g/m² > 240 giờ không bị gỉ trắng
> 600 giờ không bị gỉ đỏ
Dacromet Loại B > 36g/m² > 240 giờ không bị gỉ trắng
> 1000 giờ không bị gỉ đỏ

Đặc điểm

  • Bám dính cao với kim loại và các lớp phủ, sơn khác
  • Chống ăn mòn cao
  • Chịu nhiệt lên tới 300C, kháng thời tiết
  • Không bị giòn, thẩm thấu Hydro (do không sử dụng axit)
  • Khả năng lắp ráp tuyệt vời và khả năng siết chặt nhiều lần (với lớp sơn phủ được bôi trơn)
  • Khả năng chống hư hỏng cơ học tốt (phương pháp thử D24 1312, USCAR 32) và kháng hóa chất (thử nghiệm VDA 621-412)
  • Dẫn điện cho hầu hết các quy trình ứng dụng
  • Chi phí ứng dụng cạnh tranh

Ứng dụng của lớp mạ Dacromet

Với cấu tạo màng mỏng đầy ưu thế, dưới đây là một số ứng dụng của mạ Dacromet:

  • Ngành công nghiệp: Phủ bề mặt các loại bulong liên kết, bulong neo cho các công trình cầu đường, nhà thép… Còn được sử dụng trong việc phủ lên bề mặt các chi tiết lắp rắp otô, xe máy.
  • Ngành công nghiệp truyền thông: Thiết bị gia dụng, sản phẩm điện tử, thiết bị truyền thông và các sản phẩm cao cấp khác và một số cần được đặt ngoài trời, vì vậy chất lượng của sản phẩm cao hơn, sử dụng phương pháp mạ kẽm điện, chất lượng thấp và không đáp ứng được yêu cầu.
  • Ngành công nghiệp cơ sở vận tải: Các tàu điện ngầm và đường hầm trong môi trường ngầm, ẩm ướt, thông gió kém; cầu, cầu cạn và máy móc cảng đều để ngoài trời mưa nắng, dễ bị rỉ sét và hiện tượng ăn mòn sẽ sớm xảy ra, làm giảm hệ số an toàn rất nhiều.
  • Cung cấp điện truyền tải và phân phối: Truyền tải và phân phối điện cao thế, ngoài việc cấp điện thành phố, cấp điện, dây dẫn hở trần ngoài trời, không chỉ chịu nắng mưa, mà còn chịu tác động của ô nhiễm môi trường, nhiệm vụ duy tu bảo dưỡng rất nặng nề. Đường dây tải điện cao thế dạng tháp và cực của cánh tay đòn, kẹp sắt đỡ, cút, bu lông, nắp thép, thùng dầu máy biến áp và các chốt được sử dụng nếu sử dụng công nghệ Dacromet, mặc dù chi phí đầu tư một lần lớn, nhưng đẹp và bền, một lần và mãi mãi, tiết kiệm một lượng lớn chi phí bảo trì hàng năm

 

Quy trình vận hành tại Alpha Fastener đáp ứng đầy đủ các yêu cầu bảo vệ môi trường và duy trì sức khoẻ của nhân viên!

Tổng kết

Lớp mạ Dacromet vẫn còn tồn tại những nhược điểm.

Dacromet vẫn được cho là lớp mạ gây hại cho mội trường (đã được châu âu và Mĩ loại bỏ năm 2016) và chỉ có một màu là trắng bạc khi so với các lớp mạ khác như PTFE hiện nay. Tuy nhiên lớp mạ này vẫn được coi là lớp “mạ xanh” khi so với mạ kẽm điện phân, nhúng nóng.

Xem thêm bài viết: “So sánh lớp mạ Dacromet với Mạ kẽm điện phân, nhúng nóng”

So Sanh Dacromet Dien Phan Nhung Nong