Lịch sử hình thành của mạ kẽm điện phân
Để tiếp tục phát triển và đáp ứng các yêu cầu khó khan về việc chống ăn mòn, nhiệt độ và chống mai mòn. Mạ kẽm điện phân được phát minh vào năm 1800. Nhưng đến 1930 mới tìm được bước đầu tiên bằng chất điện phân xyanua. Năm 1966 đã cải thiện được độ sáng sản phẩm với việc sử dụng axit clorua. Mãi tới năm 1980 với thế hệ mới của kẽm không chưa kiềm và xyanua.
Mạ kẽm điện phân là gì ?
_ Mạ kẽm bằng phương pháp điện phân lại phun trực tiếp hóa chất xi mạ đó lên bề mặt của sản phẩm bằng phún sung hoặc nhiều thiết bị khác. Thông thường sản phẩm sẽ được trèo lên hoặc xếp đặt cẩn thận để lớp phun này đem lại hiệu quả chất lượng tốt.Mạ kẽm điện phân thường được ưu tiên sử dụng cho ngành xây dựng bởi một số ưu điểm của nó thích hợp với công việc này. Giá thành của mạ điện phân cũng tương đối rẻ nên bạn hoàn toàn có thể cân nhắc, lựa chọn cho dự án hay kế hoạch của mình.
_ Là một quá trình trong đó một lớp kẽm được phun trực tiếp hoá chất lên bề mặt sắt thép để bảo vệ chống lại sự ăn mòn . Quá trình này bao gồm mạ điện , cho dòng điện chạy qua dung dịch muối / kẽm với cực dương bằng kẽm và dây dẫn bằng thép. . So với mạ kẽm nhúng nóng, kẽm mạ điện mang lại những ưu điểm đáng kể sau:
• Hiệu suất tương đương nhưng độ dày mỏng hơn
• Tính khả dụng của mạ rộng hơn
• Rẻ tiền, đẹp và sáng hơn
Quy trình mạ kẽm điện phân
Mạ kẽm điện phân đòi hỏi cần có trình độ chuyên môn cao và phức tạp. Cần có thiét bị chuyên dụng như bộ chỉ lưu, trạm mạ, bể phụ trợ hoà tan cực dương của kẽm và bể chứa. Dưới dây là tổng quan về quy trình hoạt động của mạ kẽm điện phân:
• Chuẩn bị và làm sạch bề mặt: Điều đầu tiên khi mạ tất nhiên là phải làm sạch bề mặt nền. Bất kì mảnh vụ hoặc chất bẩn còn sót lại sẽ ngắn độ bám dính của lớp kẽm. Thông thường dung dịch tẩy rửa có tính kiềm sẽ được sử dụng, sau đó là áp dụng phương pháp xử lý axit
• Chuẩn bị dung dịch mạ: Mạ kẽm yêu cầu nhúng vào mmoojt dung dịch có công thức đặc biệt, hay gọi là bể mạ. Bể bao gồm dung dịch ion kim loại kẽm và các choá chất khác nhau. Chúng giúp tạo ra các đặc tính hoá học và vật lý để tạp ra lớp mạ. Các loại dung dịch điện phan cụ thể bao gồm: Kẽm axit, kẽm kiềm.
• Lựa chọn quy trình mạ kẽm thích hợp: Sau khi xong bước chuẩn bị dung dịch. Phương pháp mạ có thể bao gồm mạ giá, trong đó các bộ phận lớn hợn được gắn vào giá kim loại đặt trong bể chứa chất mạ. Mạ thùng được sử dụng cho các bộ phận nhỏ hơn, các bộ phần được đặt bên trong thùng và quay
• Lắng đọng dòng điện: Dòng điện một chiều bắt nguồn từ cực dương được đưa vào bể và chảy đến chất nền. Các ion kẽm sau đó được lắng đọng trên bề mặt. Dòng điện đi từ catốt ngược về anốt để hoàn thành đoạn mạch.
• Quá trình sau xử lý: Loại bỏ các chất bẩn còn sót lại và tàn tích của bể mạ. Trong trường hợp bị bẩn nặng thì phải rửa lại nhiều lần. Sau đó lau khô Trong một vài trường hợp cần bổ sung chất thấm và chất làm kín.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả mạ
Có rất nhiều yếu tổ ảnh hưởng đến kết quả của 1 quá trình mạ kẽm như:
Mật độ dòng điện: Dòng điện 1 chiều chạy từ cực dương sang cực âm có tể tác động đến độ dày của lớp mạ điện phân. Mật độ dòng điện càng cao thì độ dày của lớp phủ càng lớn. Nếu vượt giới hạn thực tế bề mặt có thể bị nhăn
Nhiệt độ: Nhiệt độ của bể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả. Nhiệt độ cao sẽ làm giảm sự khuếch tán hydro trên cực âm và làm tăng tiêu thụ các chất phụ gia khác
Nồng đọ kẽm lắng đọng: Nồng độ trong dung dịch mạ sẽ ảnh hưởng đến độ sáng và kết cấu của sản phẩm mạ. Nồng độ cao hơn tạo ra bền mặt nhám hơn, nồng độ thấp hơn sẽ tạo ra lớp sáng hơn với các tinh thể mịn
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả bao gồm
1. Vị trị của cực dương và cực âm
2. Tình trạng bề mặt
3. Nồng độ của các ion hydro
4. Thời gian mạ
5. Mức độ lọc của bể mạ kẽm
6. Nồng độ các chất ô nhiễm và chất gây ô nhiễm trong bể mạ
Ứng dụng mạ kẽm điện phân
Mạ điện phân giúp sản phẩm tăng độ bền, giúp vật liệu không bị han rỉ, oxy hóa dưới những tác động của môi trường. Nó còn tăng tính thẩm mỹ và gia công tốt hơn cho những sản phẩm chi tiết máy. Đóng góp quan trọng trong những lĩnh vực như xây dựng, cơ khí, chế tạo máy móc công nghiệp, là sản phẩm đắc lực cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta
Đối với bulong thì mạ kẽm điện phân người ta tạo 1 lớp kết tủa kim loại mỏng lên bề mặt bulong để chống sự ăn mòn, tăng kích thước, độ cứng bề mặt. nhưng không ảnh hưởng đến hình dạnh ban đầu của bulong
Các lợi ích khác của mạ kẽm
Lớp mạ kẽm tạo ra một lớp chống ăn mòn cực kỳ tuyệt vời. Ngoài ra còn có các ưu điểm khác như
Chi phí thấp – Bởi vì kẽm rất dẽ dàng tìm kiếm hiện nay, nên 1 quy trình mạ tiết kiệm rất nhiều chi phí hơn so với khi sử dụng các kim loại quý như vàng hoặc palladium . Chính điều này đã khiến cho việc chi tiêu của các công ty không gặp nhiều vấn đề..
Tăng độ bền – Mặc dù kẽm là kim loại tương đối nhẹ, nhưng lớp phủ kẽm có thể làm tăng độ bền của sản phẩm.
Cặn ứng suất thấp – Việc phủ một lớp kẽm sẽ không tạo ra một lượng ứng suất quá nhiều lên một bộ phận hoặc thành phần kim loại.
Tính linh hoạt – Tính linh hoạt cao hơn cho việc tùy chỉnh kết quả mạ. Kẽm cũng có thể phù hợp với cả quá trình mạ giá đỡ và thùng.
Độ dẻo – Kẽm là một kim loại cực kỳ dễ uốn, có nghĩa là nó có thể được kéo dài thành các sợi dài và mỏng mà không bị đứt. Điều này giúp kẽm dễ dàng đi theo hình dạng của các sản phẩm mà không gặp nhiều khó khăn.
Khả năng chịu nhiệt độ cao – Kẽm có khả năng chịu nhiệt độ lên đến 50 ° C, có thể giúp giảm chi phí làm mát.
Kiểm soát hiện tượng lún hydro – Các lớp phủ kẽm ít bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của hiện tượng lún hydro, một tình trạng mà kim loại trở nên giòn do sự khuếch tán của hydro.