Tổng quát

A325 và A490 là hai trong số các loại bulong kết cấu thuộc tiêu chuẩn ASTM F3125 mà Alpha Fastener đang cung cấp, chúng là hai loại bạn thường thấy nhất trên các công trường. Nhìn vào cơ tính, có thể thấy rằng A490 có cường độ cao hơn A325 nhưng rất nhiều dự án lớn lại yêu cầu bulong A325 thay vì A490. Vậy giờ chúng ta hãy xem rằng tại sao lại như vậy? Những điểm khác biệt nào dùng để xác định loại bulong phù hợp cho công trình của bạn.

Nhìn chung, A325 và A490 tương tự nhau. Cả hai bu lông thuộc tiểu chuẩn ASTM F3125 này đều có cấu hình đầu lục giác hạng nặng mang lại bề mặt chịu lực lớn để phân phối tải trọng. Các bu lông kết cấu này có chiều dài ren và chiều dài thân cụ thể. Phần ren của bu lông là yếu nhất, do đó chiều dài thân sẽ dài hơn giúp kết nối chịu kéo mạnh hơn. Những điểm tương đồng này làm cho bulong A325 và A490 có vẻ giống hệt nhau, tuy nhiên có một số điểm khác biệt cơ bản dưới đây khiến A325 và A490 khác nhau.

So Sanh A325 A490

ASTM F3125 – Bulong A325

Bulong A325 được sử dụng phổ biến trong các dự án xây dựng cầu và đường cao tốc. Chúng có thể được làm bằng thép cacbon trung bình (Type 1) hoặc thép phong hóa (Type 3). Một điểm khác biệt quan trọng giữa bu lông A325 và A490 là bu lông A325 loại 1 có thể được mạ kẽm. Bulong A325 có độ bền kéo tối thiểu là 120.000 PSI (830 Mpa) đối với đường kính từ 1 Inch trở xuống và 105.000 PSI đối với đường kính trên 1 Inch. Điều này làm cho chúng có cường độ yếu hơn A490, một số công việc nhất định không yêu cầu bulong kết cấu chắc chắn như A490.

ASTM F3125 – Bulong A490/A490M

Bulong A490 có thể được làm bằng thép hợp kim cacbon cao hơn (Type 1) hoặc thép phong hóa (Type 3). Không giống như A325, bulong A490 không thể được mạ kẽm. Điều này là do khả năng xảy ra hiện tượng lún hydro, có thể xảy ra trong quá trình nhúng nóng hoặc mạ kẽm cơ học. Lớp phủ duy nhất hiện được phép sử dụng trên bu lông A490 là lớp phủ kẽm nhôm (geomet, dacromet,…) đáp ứng được thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn: ASTM F1136, F2833 hoặc F3019.

Ủy ban ASTM hiện vẫn đang tiến hành nghiên cứu bổ sung về khả năng chấp nhận của mạ kẽm nhúng nóng trên bu lông A490.

Như đã đề cập trước đó, A490 yêu cầu độ bền kéo tối thiểu cao hơn 150.000 PSI (1040 Mpa), làm cho nó có cường độ cao hơn A325. Do đó, các công việc yêu cầu bu lông chắc chắn hơn thường sử dụng A490. Các cường độ cao hơn của thép dễ bị ăn mòn do ứng suất hoặc bị nứt do hydro hơn. Do đó, bulong A490 không được sử dụng phổ biến cho xây dựng cầu và đường cao tốc so với bulong A325.

Kết luận

Tóm lại, bạn phải biết phân biệt giữa A325 và A490 hoặc các kỹ sư của bạn sẽ chỉ định loại bulong kết cấu F3125 mà bạn sẽ cần sử dụng. Điều này rất quan trọng, A490 tuy cường độ cao hơn A325, nhưng cường độ không phải là yếu tố duy nhất để đưa ra quyết định cho bulong.  Bulong A490 không thể được nhúng nóng hoặc mạ kẽm cơ học. Bulong A325 không có cường độ cao nhưng nó là loại bulong có giá thành thấp hơn và có thể được mạ kẽm để tránh ăn mòn.

Lưu ý: Khi đọc bài viết này xin lưu ý rằng chúng ta đang thảo luận thông tin về bulong kết cấu A325 và A490, cụ thể về các cấp thuộc tiêu chuẩn ASTM F3125. Bài viết này chỉ mang mục đích thông tin. Bulong A325 và A490 đã được thay thế bằng ASTM F3125 vào năm 2016. Hiện tại A325 và A490 là các cấp bền thuộc tiêu chuẩn ASTM F3125. Để biết thêm thông tin về ASTM, hãy truy cập trang web https://www.astm.org/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay
Developed by Tiepthitute